10 lỗi máy tính thường gặp và cách khắc phục
10 lỗi máy tính thường gặp và cách khắc phục
Kinh nghiệm nhiều năm trong dịch vụ sửa máy tính chúng tôi xin đưa ra một số lỗi máy tính thường gặp và cách khắc phục để bạn tham khảo. Nếu là lỗi đơn giản thì bạn có thể tự khắc phục tại nhà mà không mất công mang máy đến các trung tâm sửa chữa.
Một số lỗi máy tính Quang Hiền Computer thường sửa chữa:
– Lỗi nguồn: Laptop không vào nguồn, bật nguồn không lên gì, bất nguồn nhưng ngắt nguồn.
– Không nhận thiết bị: Không nhận thiết bị ngoại vi: HDD, DVD, Keyboard, USB, chuột cảm ứng wireless, LAN, Bluetooth, mạch xạc pin (Battery), Sound (Âm thanh).
– Lỗi tín hiệu: Không lên tín hiệu, LCD nhòe nhiễu, treo, dump, lỗi Chipset Card VGA, chipset card cầu nam, cầu bắc…
– Lỗi ánh sáng: Tối mờ màn hình (Thay blacklight, Cable LCD, Cao áp).
– Lỗi cơ khí: Máy nóng (Quạt kêu, gãy bản lề…).
– Password: Phá password.
– Bảo dưỡng laptop: Vệ sinh toàn bộ laptop (làm sạch màn hình laptop, làm sạch bàn phím laptop, tra keo tản nhiệt…), cài đặt phần mềm, cài win tại nhà (Cài win laptop và các chương trình ứng dụng văn phòng…).
– Dịch vụ thay thế linh kiện laptop: thay màn hình laptop, sửa màn hình laptop, sửa card màn hình laptop, thay bàn phím laptop,…
Các lỗi máy tính thường gặp và cách khắc phục:
1. Máy bị treo
Đây là lỗi khá phổ biến khi sử dụng laptop trong khoảng thời gian dài. Lỗi này thường do sự xung đột phần mềm khi cài đặt, chạy nhiều chương trình cùng lúc, đôi khi cũng do driver của máy bị lỗi. Những lỗi phần mềm thì khắc phục khá đơn giản, bạn chỉ cần có đĩa cài đặt cho vào máy và cài lại phần mèm đó. Ngoài ra còn lý do CPU quá nóng do thiết bị tản nhiệt hay quạt tản nhiệt có vấn đề. Lỗi này bạn chỉ gỡ CPU ra và vệ sinh lại một số bộ phận như quạt tản nhiệt, Ram, gắn kep làm mát ổ cứng... Đôi khi nguyên nhân cũng do ổ cứng của máy bị va đập, trường hợp này bạn nên sao lưu lại dữ liệu trước khi sửa hoặc thay ổ cứng mới.
2. Lỗi ổ cứng
Khi gặp lỗi này, bạn sẽ thấy tiếng click bất cứ khi nào máy tính truy cập dữ liệu trong ổ cứng. Gặp sự cố này thì hiệu quả nhất là thay ổ cứng mới, ngoài ra có thể sử dụng một số phần mềm để sửa lỗi ổ cứng như Norton Save & Restore 2.0, HDD Regenerator... Tất nhiên trước khi xử lí lỗi này bạn nên sao lưu lại toàn bộ dữ liệu để tránh mất mát sau này.
3. Lỗi bàn phím (Bad keyboard)
Sử dung lâu ngày khiến bàn phím cũ hỏng, tuột phím hoặc luang lay không chắc chắn. Cách tốt nhất là bạn nên thay một bàn phím khác, điều đáng lưu ý là khi thay bạn phải chọn đúng loại bàn phím đồng bộ với hãng laptop để tránh những lỗi xung khắc driver hoặc phần mềm điều khiển chúng.
4. Không kết nối được Wifi (với mạng không dây)
Đây cũng là lỗi khá phổ biến, đôi khi chỉ do người cài đặt chỉnh sai thông số hoặc cũng có thể do lỗi modem... Tùy thuộc vào từng dòng máy tính hay hệ điều hành mà máy tính cài đặt mà ta có thể khắc phục sự cố này. Đầu tiên bạn phải kiểm tra để chắc chắn rằng mạng wifi có hoạt động, sau đó kiểm tra lại địa chỉ IP xem máy đã cấu hình đúng chưa. Có một số máy có nút tắt bật wifi ngay trên bàn phím, bạn phải kiểm tra xem đã dược bật chưa. Trong trường hợp làm hết các thao tác trên máy mà vẫn không được thì bạn phải xem xét cấu hình lại modem hoặc router của nhà mạng cung cấp.
5. Máy quá nóng
Laptop làm việc lâu sẽ bị nóng dẫn đến xung đột hoặc treo máy, bởi laptop dễ bị nóng hơn do kích thước hệ thống nhỏ. Khắc phục sự cố náy cũng không quá khó bằng cách làm sạch các cửa gió và bộ phận tỏa nhiệt của máy với vải hay chổi quét bàn phím. Để tránh cho bụi kết lại ở các cửa gió, hãy sử dụng các miếng vải lọc ở cửa thông gió. Tuy nhiên cần chú ý để không bịt hoàn toàn cửa thông gió vì đó là vị trí mà không khí thoát ra ngoài để làm mát hệ thống nhanh. Nếu như giải pháp sử dụng bộ lọc không hiệu quả, bạn có thể sẽ nâng cấp BIOS của hệ thống.
6. Ổ đĩa chạy chậm
Sự cố này sẽ khiến cho thời gian tải và chạy các chương trình trở nên lâu và rất mất thời gian. Giải pháp hiệu quả cho sự cố náy là dồn đĩa, bạn chỉ cần chọn ổ đĩa muốn dồn và nhấn vào phím Analyze bằng công cụ Windows Disk Defragmenter có sẵn trong hệ điều hành.
7. Không nạp được pin
Đây là lỗi phổ biến mà hầu như ai dùng laptop đều gặp phải. Sau một thời gian dùng máy, pin của máy không còn được lâu nữa, đôi khi chỉ được một vài phút là máy bị tắt nguồn. Cách khắc phục là nên thay pin mới cho máy, nếu pin chưa hỏng quá nặng bạn có thể nâng cấp pin tại các dịch vụ sửa chữa laptop chuyên nghiệp, tuy giá thành có rẻ hơn nhưng chắc chắn hiệu quả không thể như pin mới được.
8. Dung lượng bộ nhớ nhỏ
Đôi khi bạn phải lưu trữ một lượng dữ liệu lớn, hoặc phải chạy các phần mềm có kích thước lớn khiến cho bộ nhớ máy không thể đáp ứng, cách duy nhất trong trường hợp này là bạn phải nâng cấp thay ổ cứng mới với dung lượng lớn hơn. Lưu ý, nên chọn những loại ổ cứng đồng bộ với dòng máy để tránh những lỗi xung đột thường có giữa các hãng máy tính. Ngoài ra có thể sử dụng ổ USB có tính năng Ready Boost.
9. Hỏng hệ thống
Lỗi này khá nghiêm trọng, vì chúng khiến cho máy tinh không thể khởi động được và mất khả năng làm việc. Để khắc phục bạn nên tháo hẳn ổ cứng của laptop ra và cắm chạy làm ổ phụ của một máy khác, sau đó kiểm tra lỗi và khắc phục chúng. Đôi khi lỗi đơn giản chỉ là thiếu hay hỏng 1 file hệ thống, chỉ cần sửa lại file là lại có thể hoạt động bình thường. Trường hợp phức tạp hơn là cài lại toàn bộ hệ điều hành cho ổ cứng đó.
10. Lỗi màn hình xanh với thông báo Dumping RAM rồi tắt ngay
Với lỗi náy, bạn phải tháo RAM để vệ sinh các chân cắm cho thật sạch vì có thể do tiếp xúc không được tốt nên máy không nhận được RAM. Thao tác gắn RAM phải hết sức cẩn thận vì gắn không đúng sẽ khiến cho màn hình DOS (màn hình đen bên ngoài) bị thu nhỏ và màn hình khởi động Win cũng thế.
Hy vọng bài viết có thể giúp ích cho bạn! Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Xem Thêm
Hướng Dẫn Vệ Sinh Đầu Phun Epson L805
THIẾT BỊ VĂN PHÒNG QUANG HIỀN COMPUTER
Hotline: 0888.214.252 Ms.Vy
Xem thêm